Gợi ý 10 cách đặt tên shop online hay và thu hút

Bạn đang bối rối vì chưa biết cách đặt tên shop, đặt tên cho cửa hàng/thương hiệu/ sản phẩm kinh doanh của mình sao cho thu hút và ấn tượng? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ thú vị được mật bí về cách đặt tên shop kinh doanh dưới đây nhé.

Gợi ý 10 cách đặt tên shop online hay và thu hút


Tham khảo 10 cách đặt tên shop kinh doanh hay và ý nghĩa
Có rất nhiều ý tưởng đặt tên shop hay đặt tên cho cửa hàng, thương hiệu, website. Có người thích đặt tên shop dễ thương, vui nhộn. Trong khi có người lại muốn đặt tên cửa hàng theo tên chủ quán, theo phong thủy. Hoặc đặt tên shop theo một kỷ niệm, một sự kiện ý nghĩa nào đó…

1. Cách đặt tên shop, thương hiệu theo đặc trưng sản phẩm

Đây là cách đặt tên kinh điển nhất. Khi không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này.

Cách đặt tên cửa hàng này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán loại mặt hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Ví dụ: Cửa hàng nội thất, cửa hàng gạo, cửa hàng mỹ phẩm,…
Nhưng cách đặt tên này cũng có nhược điểm là không tạo nên sự khác biệt, khách hàng sẽ chẳng thể nhớ được bạn là ai. Chỉ khi mặt hàng bạn kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh thì mới áp dụng hiệu quả được.

2. Cách đặt tên shop theo địa chỉ, địa danh

Bạn đã nghe tới Phở Bát Đàn, Gốm Bát Tràng,.. chưa? Đó chính là cách đặt tên theo địa danh – rất nhanh, không cần phải suy nghĩ nhiều. Còn theo địa chỉ, nếu shop có địa chỉ đẹp, độc đáo và dễ nhớ kiểu như số nhà, ngõ 111, 88, 100,… thì đừng chần chừ dùng làm tên luôn.

Mách bạn vài chiêu đặt tên theo theo địa danh nhé:

Nếu bạn đang kinh doanh đặc sản, hãy lấy tên địa phương của món đặc sản đó làm tên cửa hàng. Ví dụ: Chè Thái nguyên, Nem chua Thanh hóa, Vịt cỏ Vân đình,…
Bạn đặt cửa hàng ở đâu thì lấy tên tỉnh thành đó làm tên shop. Ví dụ: Nhà đất Thủ đô, Bia Sài gòn,…
Hoặc lấy tên địa danh làm chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ. Ví dụ: Đồng Tâm Long An,…
Hay dùng tên ghép các quốc gia với nhau cũng đem lại hiệu ứng cực ổn. Ví dụ: Việt Đức, Việt Nhật,…

3. Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng hoặc chủ quán

Nếu cửa hiệu của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, phong cảnh xung quanh. Hoặc bản thân chủ quán là bạn có cái tên đặc biệt không lẫn với ai, thì hãy tận dụng lợi thế này.

Ví dụ: Café Cây Si, Quán Cây Đa, hay hiệu Anh Nam Gầy, Lẩu Ếch Bà Ba mập,… nghe thật gần gũi mà thân thiết. Khách chỉ nghe thôi đã thấy thích, đến rồi sẽ nhớ mãi.

4. Đặt tên sửa hàng nhờ sự liên tưởng

Đặt tên theo cách này yêu cầu bạn phải hiểu rõ sản phẩm mình bán có đặc điểm, công dụng,… gì đối với người mua rồi đặt tên tạo sự liên tưởng tới sản phẩm đó. Làm sao khi nhìn vào tên đó, khách sẽ hiểu đươc ngụ ý của bạn đang bán mặt hàng gì.

Ví dụ như “Ngọn lửa hồng” nghĩa là bạn bán bếp ga, hay “Ấm áp mùa đông” biểu hiện cho cửa hàng điều hòa, quạt sưởi,….

5. Đặt tên quán bằng cách kích thích sự tò mò

Đã xưa rồi những cái tên hay nhưng không độc, không mới, không kích thích được sự hiếu kỳ của khách hàng xem bạn bán gì, sản phẩm của bạn có gì hay,… Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh những sản phẩm quá quen thuộc thì lại càng cần sử dụng chiêu này để thu hút người mua.

6. Đặt tên cửa hàng theo quy mô kinh doanh

Nếu có ý định kinh doanh nhiều loại mặt hàng cùng chủng loại, những tiền tố bạn có thể chọn đó là Siêu thị, Thế giới,… nhằm truyền tải tới khách hàng là shop bạn có đầy đủ mọi thứ họ cần. Ví dụ: Thế giới trang sức bạc, Siêu thị mỹ phẩm,…

Cách đặt tên cửa hàng này chỉ hợp với những cửa hiệu lớn, không dành cho những cửa hàng quy mô nhỏ vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy như bị lừa và chắc chắn không bao giờ quay lại nữa.

7. Đặt tên thương hiệu cần tránh hiểu sai ngữ nghĩa vùng, quốc gia…

Mỗi một địa phương hay quốc gia đều có cách phát âm, ngôn ngữ riêng. Đôi khi vì không tìm hiểu kỹ vấn đề này mà nhiều người đặt tên cửa hàng, thương hiệu gây hiểu nhầm và chịu hậu quả đáng tiếc, đặc biệt đối với khách nước ngoài.

Một ví dụ điển hình là hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng ban đầu có tên Air Speed up – Tăng Tốc, khi in lên thân máy bay và báo chí quốc tế thành Tang Toc – hàm ý kém may mắn. Bởi vậy nên hãng gặp rất nhiều khó khăn, và ngay sau đó đã được đổi tên thành Indochina Airline – Hãng hàng không Đông Dương nhưng cũng không trụ được lâu và nhanh chóng phá sản.

8. Cách đặt tên shop theo tên cá nhân

Không chỉ những cửa hiệu có quy mô nhỏ, lẻ mà các cửa hàng lớn trên thế giới cũng đặt tên theo cách này. Bạn có thể chọn đặt tên chủ hoặc người thân của chủ shop,… Ví dụ: Chị bảy, Chú tư,… Bún mắm cô ba, chuối ông Bảy, Cò đen… Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tên cửa hàng theo tuổi, theo mệnh, theo phong thủy…

9. Đặt tên thương hiệu bằng những từ viết tắt

Cách này hiện cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Có hai cách đặt tên cửa hàng theo phương pháp này, thứ nhất là viết tắt tên ngành nghề và địa danh như Viglacera, Vinaconex, Vinamilk,… và thứ hai là viết tắt từ tên các chữ cái đầu tiên như ICP (Internation Consumer Product), ACB (Ngân hàng Á Châu),…

10. Đặt tên thương hiệu nên sử dụng tính từ

Thực tế khảo sát cho thấy cách đặt tên này được sử dụng nhiều nhất và cho ra đời những tên shop hay và ý nghĩa.

Có vài cách đặt tên shop theo hướng này. Đó là gợi lên sự may mắn, phát tài như Bất Động Sản Thịnh Phát, Tài Lộc,… Hoặc gợi sự tin tưởng như Nhà đất Đại Tín, Bảo Hiểm Bảo Việt,… Triết lý kinh doanh Hiệp Phát, Hòa Bình,… Hay gợi khát vọng tương lai như Tiền Phong, Tiên phong,…

Đặt tên thương hiệu là cả một nghệ thuật và nó mang ý nghĩa xuyên suốt trong sự nghiệp kinh doanh của bạn. Vì thế hãy cố gắng tìm một cái tên shop hay và ý nghĩa, phù hợp cho shop online hay cửa hàng của bạn trước khi bắt đầu, ngay cả khi chúng ta đang mở một shop quần áo, mỹ phẩm nho nhỏ.

0/Đăng bình luận/Bình luận

Web99 - Thiết kế website